Cổng xếp là loại cổng được lắp rộng rãi tại cổng công nghiệp, nhà máy, trường học hay các khu vực có diện tích cổng lớn. Với thiết kế linh hoạt và tiện ích, cổng xếp đã trở thành một giải pháp kiểm soát ra vào và an ninh trong các khu vực. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cấu tạo cửa cổng xếp để hiểu rõ hơn về sản phẩm này.
Cổng xếp hay còn được gọi là cửa cổng xếp, cổng xếp điện, cổng xếp tự động là loại cổng được thiết kế đóng mở theo chiều ngang. Cổng xếp đóng mở theo nguyên lý thu hoặc kéo các thanh nan. Cổng có thể được đóng mở bằng việc kéo tay hoặc điều khiển bằng remote.
Hiện nay, cửa cổng xếp được ứng dụng rất nhiều tại các công trình công nghiệp, cổng trường học, cổng cơ quan,... đảm bảo kiểm soát di chuyển của các phương tiện lớn.
Dựa theo cách lắp đặt cổng xếp thì có thể chia làm 2 loại: cổng xếp chạy ray và cổng xếp chạy từ. Ngoài ra, cổng xếp còn được phân loại theo chất liệu: cổng xếp inox 201, cổng xếp inox 304 và cổng xếp nhôm. Với mỗi loại cổng sẽ có những đặc điểm khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng và yêu cầu của từng công trình.
Cổng xếp là gì?
Cửa cổng xếp tự động đều được cấu tạo chung từ các thành phần chính gồm: Thân cổng xếp, hệ thống đầu kéo cổng xếp, hệ thống bánh xe và phụ kiện cổng xếp. Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu kỹ hơn về từng thành phần:
Thân cổng xếp là phần cấu tạo chính của cổng, gồm những thanh nan đan chéo kết thành và có thể được mở và đóng theo chiều ngang. Thân cổng xếp thường được làm chất liệu inox hoặc nhôm để đảm bảo độ bền và độ cứng của cổng. Ngoài ra, thân cổng còn có lớp sơn tĩnh điện để tăng tính thẩm mỹ và chống lại sự ăn mòn của thời tiết.
Các thanh nan đan chéo trên thân cổng sẽ được thu gọn lại khi cổng mở và giãn ra khi đóng cổng. Vì vậy chiều rộng của cổng xếp khi mở ra có thể gấp 6 lần chiều rộng khi xếp gọn lại. Khoảng cách giữa các thanh nan sẽ được khách hàng lựa chọn để sản xuất phù hợp với công trình.
Kích thước chiều cao thông dụng của cổng xếp là 1m, 1m2, 1m6, 1m6. Thông thường các cơ quan, trường học thường lựa chọn cổng có chiều cao 1m6-1m8 vì có bảo vệ quản lý. Còn đối với công viên, khu vui chơi giải trí thường lựa chọn cổng thấp hơn để có tầm nhìn thoáng đãng.
Cấu tạo chung của cổng xếp
Hệ thống đầu kéo cổng xếp là bộ phận quan trọng giúp cổng có thể mở và đóng một cách tự động. Motor cổng xếp được đặt bên trong đầu cổng để điều khiển cổng. Người dùng có thể sử dụng remote hoặc nút bấm tường để ra tín hiệu điều khiển. Nhờ vậy mà việc quản lý ra vào trở nên rất thuận tiện.
Hệ thống đầu kéo cổng xếp
Ngoài ra, motor cổng xếp còn cung cấp năng lượng cho mà hình led hiển thị hoặc cảm biến hồng ngoại cổng xếp. Có 2 loại motor cổng xếp: motor đơn dành cho cổng xếp chạy ray và motor đơn dành cho cổng không ray. Tuy nhiên trong trường hợp cổng chạy ray rất dài, cần lực kéo lớn thì hoàn toàn có thể sử dụng motor có đôi không ray.
Động cơ đơn cổng xếp có ray
Động cơ đôi cổng xếp không ray
Hệ thống bánh xe cổng xếp là bộ phận quan trọng trong cấu tạo cổng xếp giúp cổng di chuyển trên đường ray. Bao gồm các bánh xe được gắn dọc theo thân cổng.
Hệ thống bánh xe cổng xếp gồm bánh xe đầu cổng có kích thước lớn hơn và bánh xe thân cổng.
Hệ thống này cần được bảo trì và vệ sinh thường xuyên để đảm bảo hoạt động tốt và tránh sự cố xảy ra. Nếu không được bảo trì đúng cách, các bánh xe có thể bị mòn hoặc hỏng, dẫn đến việc cổng không hoạt động hiệu quả.
Hệ thống bánh xe cổng xếp
Ngoài các thành phần chính đã được đề cập ở trên, cổng xếp còn được cấu tạo thêm nhiều phụ kiện khác như:
Phụ kiện cổng xếp các loại
Tham khảo: báo giá cổng xếp của chúng tôi!
Như vậy, qua bài viết này chúng ta đã hiểu rõ hơn về cấu tạo cửa cổng xếp. Từ đó, chúng ta có thể thấy được tính linh hoạt và tiện ích của sản phẩm này trong việc kiểm soát ra vào và an ninh trong các khu vực đông người. Nếu bạn đang có nhu cầu lắp đặt cổng xếp cho công trình của mình, hãy liên hệ với các nhà cung cấp uy tín để được tư vấn và lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.
Liên hệ với chúng tôi: 0978 890 787