Hướng dẫn cách lắp đặt cửa tự động chuẩn nhất

Tự động hóa ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Lắp đặt cửa tự động không chỉ mang lại tiện ích mà còn tăng thêm tính an ninh và thẩm mỹ cho công trình. Trong bài hướng dẫn này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách lắp đặt cửa tự động một cách chuẩn nhất.

Hướng dẫn cách lắp đặt cửa tự động chuẩn nhất

Hướng dẫn cách lắp đặt cửa tự động chuẩn nhất

1. Chuẩn bị trước khi lắp đặt cửa tự động

Trước khi tiến hành lắp đặt cửa tự động, trước tiên bạn cần phải chuẩn bị sẵn sàng các thiết bị sau:

Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị dùng để lắp đặt

  • Motor điện 
  • Mạch điều khiển động cơ
  • Thanh ray nhôm hợp kim
  • Con lăn cửa tự động
  • Mắt cảm biến cửa tự động
  • Dây curoa, hệ gá, dẫn hướng sàn và chốt chặn
  • Cảm biến an toàn tự động đảo chiều, khóa điện (nếu khách hàng có yêu cầu)
  • Cửa tự động đóng mở (hoặc các loại cửa tự động khác)

Các thiết bị để lắp đặt cửa tự động

Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị để lắp đặt

 

 

 

Các dụng cụ hỗ trợ lắp đặt

 

  • Giá đỡ
  • Máy cắt
  • Máy hàn
  • Búa, thước đo hợp kim nhôm 2m
  • Máy khoan điện
  • Thép

Các dụng cụ hỗ trợ lắp đặt

Các dụng cụ hỗ trợ lắp đặt

2. Cách lắp đặt cửa tự động chuẩn quy trình

2.1 Lắp đặt bộ phận cơ trong cửa tự động

Những thiết bị phần cơ của một bộ cửa tự động bao gồm: Thay ray, con lăn, dây đài truyền động,...

Bước 1: Dựng vách cố định

Để lắp đặt cửa tự động chuẩn quy trình nhất, trước tiên cần dựng vách cho hệ thống cửa (trong trường hợp khung cửa đã có vách sẵn thì có thể bỏ qua). Vách cố định này có thể được làm kính trần, kính khung nhôm, tường panel, tường xây,... 

Vách cần được đảm bảo được dựng thẳng đứng theo đúng bản vẽ. Đảm bảo lắp đặt chắc chắn và giữ chính xác kích thước thông thuỷ cho cánh cửa. 

Tiến hành dựng vách cố định cho cửa tự động

Tiến hành dựng vách cố định cho cửa tự động

Bước 2: Lắp đặt thanh ray

Sau khi đã hoàn thiện dựng vách cố định, cần tiến hành lắp đặt thanh ray cho cửa tự động. Khi cắt thanh ray phải chuẩn kích thước, đúng với số liệu đo đạc thực tế. 

Thanh ray được cắt hoàn thiện sẽ được gắn vào vách cố định đã được dựng tại bước 1. Bất kỳ vị trí nào bị vênh, nghiêng hay cao thấp khác nhau đều gây tác hại nghiêm trọng cho độ bền của cửa tự động.

Lắp đặt thành ray cho cửa tự động

Lắp đặt thành ray cho cửa tự động

Bước 3: Lắp đặt phần cửa kính

Nếu chưa có khung bao cánh cửa, ta tiến hành cắt kẹp để lắp vào tấm kính dùng làm cánh cửa. Bước này cần được tiến hành tỉ mỉ và thật chắc chắn, đảm bảo không xảy ra sai sót ảnh hưởng đến quá trình vận hành của cửa sau này. 

Tiếp đó là lắp đặt bánh xe phần vào kẹp kính (2 cụm bánh xe ngắn nằm ngoài cùng, bánh xe dài nhất nằm ở cánh cửa đối diện với động cơ, và bánh xe còn lại sẽ nằm ở cánh cửa cùng phía với hệ thống động cơ).

Nếu đã có khung bao thì ta có thể bắt trực tiếp cụm bánh xe lên cánh cửa. Thứ tự bắt các cụm bánh xe cũng tương tự kính chưa có khung bao cánh. 

Lắp đặt bánh xe và cánh kính lên hệ ray trượt

Lắp đặt bánh xe và cánh kính lên hệ ray trượt

Sau khi đã lắp đặt bánh xe lên cánh cửa xong. Ta cần tiến hành treo cánh cửa lên ray đã được cố định từ trước. Lưu ý cân chỉnh cánh cửa sao cho 2 cánh bằng nhau và cách đất khoảng 10mm. Khi cánh cửa bị cong hoặc kênh nhau thì cần tìm khách khắc phục ngay.

Bước 4: Lắp linh kiện lên thanh ray

Các linh kiện như Motor, mạch điều khiển, Puly, biến áp… cần được cố định chắc chắn bên trong hệ ray. Cần phải cố định các thiết bị này để tránh bị trượt ra gây nguy hiểm. 

Sau khi đã lắp đặt xong phần bên trong hộp ray, ta tiến hành đóng nắp và sau đó sẽ lắp đặt mắt thần cảm biến cùng một số thiết bị ngoại vi khác.

Lắp đặt tất cả các linh kiện cố định trong thanh ray

Lắp đặt tất cả các linh kiện cố định trong thanh ray

Bước 5: Gắn dây đai truyền động (curoa)

Trước tiên cần cắt dây curoa sao cho chuẩn kích thước, đủ độ dài. Dây đai truyền động sẽ được gắn với vòng quay của puly không tải sau đó nối với 

Cần cắt dây đai sao cho đủ độ dài và gắn dây vòng qua Puly không tải cùng động cơ, sau đó nối dây đai thành vòng tròn khép kín ở 1 trong 2 cụm bánh xe có kẹp nối. 

Tiếp theo, vặn ốc ở phía puly không tải để căng curoa. Dây đai phải được căng vừa đủ để tạo thành 2 đường thẳng song song. 

Khi đã hoàn thành căng dây đai cho 1 cánh cửa, kỹ thuật viên sẽ mở hết 2 cánh cửa kính ra và bắt dây đai cho cánh cửa còn lại. Sau đó lắp bộ phận dẫn hướng sàn cho cả 2 cánh cửa. Cần mở tối đa 2 cánh cửa tự động về 2 phía để dễ dàng quan sát giới hạn mở cửa của mỗi cánh. Tiếp theo đặt con chặn cửa (door stopper) vào 1 cánh và đóng cửa lại. Lúc này, cần bắt cục chặn hành trình ở giữa để khi 2 cánh cửa đóng lại sẽ cách nhau 1 khe hở khoảng 5mm.

2.2 Lắp đặt bộ phận Điện trong cửa tự động

Các thiết bị của phần điện chủ yếu nằm trong bộ điều khiển điện tử. Đây là bộ phận giúp cửa hoạt động một cách tự động. Một bộ điều khiển của cửa tự động sẽ bao gồm các linh kiện như: Bảng mạch điều khiển, motor, cảm biến mắt thần,...

Cài đặt thông số cho thiết bị điện cửa tự động

Cài đặt thông số cho thiết bị điện cửa tự động

Bước 1: Hiệu chỉnh tốc độ cửa đóng, mở tự động

Để cài đặt phần điện cho cửa tự động, trước tiên kỹ thuật viên cần nối nguồn điện 220V vào cầu đấu. Sau đó bật nguồn điện và điều chỉnh tốc độ đóng/mở theo yêu cầu của chủ nhà. 

Tuy nhiên, thông thường người ta thường cài đặt cho cửa tự động mở ra nhanh và đóng lại chậm. 

Khi đã cài đặt chuẩn theo yêu cầu của khách hàng, kỹ thuật cần cho cửa chạy thử 15 đến 20 lần để đảm bảo độ an toàn trong quá trình hoạt động.

Bước 2: Đấu nối các thiết bị ngoại vi vào bảng điều khiển

Để đấu nối các thiết bị ngoại vi cần tắt nguồn điện để đảm bảo an toàn. Sau đó đấu nối tất cả các thiết bị này theo sơ đồ đã được nêu trong giấy hướng dẫn. Khi đã hoàn tất mới được bật nguồn điện để kiểm tra. 

Lắp đặt các thiết bị ngoại vi

Lắp đặt các thiết bị ngoại vi

Bước 3: Kiểm tra hoạt động của cửa tự động

Cuối cùng, thợ kỹ thuật sẽ lắp nắp che vào thanh ray và lắp mắt thần vào bên trong thanh ray gắn phía trên cùng của bộ cửa. Tiếp đó bật điện nguồn cho cửa hoạt động như bình thường và hiệu chỉnh độ xa gần của mắt thần sao cho chuẩn kỹ thuật.

Sau cùng, cần tiến hành kiểm tra hoạt động của hệ thống cửa tự động và toàn bộ các thiết bị ngoại vi trong khoảng 30 phút. Nếu không phát hiện thấy có gì bất thường thì vệ sinh sạch sẽ toàn bộ cửa và đưa vào hoạt động chính thức.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt cửa tự động chuẩn kỹ thuật nhất. Nếu bạn vẫn đang gặp khó khăn trong việc lắp đặt cửa tự động, hoặc cần một đơn vị hỗ trợ lắp đặt. Bạn có thể tham khảo ngay nội dung dưới đây!

3. Golden Việt - đơn vị thi công lắp đặt cửa tự động

Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị thi công, lắp đặt cửa kính tự động uy tín thì Golden Việt chính là địa chỉ mà bạn nên tìm đến. Trong suốt những năm qua, chúng tôi vẫn luôn nhận được sự tin tưởng, lựa chọn của đông đảo đối tác, khách hàng. Bởi với bất kỳ khách hàng nào, chúng tôi cũng đều cam kết đem đến sản phẩm chất lượng nhất với quy cách phục vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng và hiệu quả.

Golden Việt - cung cấp và lắp đặt các loại cửa tự dộng

Golden Việt - cung cấp và lắp đặt các loại cửa tự dộng

Đặc biệt, Golden Việt sở hữu đội ngũ kỹ thuật viên, thợ thi công đã thực hiện lắp đặt cửa tự động thành công cho nhiều công trình lớn nhỏ. Các quy trình, cách thức lắp đặt đều được chúng tôi làm đúng quy trình và nhanh chóng nhất.

Hơn nữa, Golden Việt còn có mức giá đối với các sản phẩm cửa tự động rất cạnh tranh cho tất cả các khách hàng. Hy vọng với những chia sẻ về quy trình cách lắp đặt cửa tự động vừa rồi, bạn đọc đã hiểu hơn về từng bước lắp đặt loại cửa này. Để được tư vấn chi tiết hơn nữa về sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi, hãy liên hệ ngay đến hotline để được chăm sóc tận tâm. 

=> Xem thêm dịch vụ sửa chữa cửa tự động của Golden Việt tại đây!

Tin tức khác
KHuyến mãi Bảo hành Dịch vụ 24/7 01đổi 01 Vận chuyển